34 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất trên thế giới

Các phong cách thiết kế nội thất nổi tiếng trên thế giới
Ở Việt Nam, những phong cách thiết kế nội thất chung cư, biệt thự hay nhà phố chủ yếu là theo phong cách hiện đại, cổ điển, tân cổ điển hoặc Scandinavian. Nhưng trên thế giới vẫn tồn tại song song những phong cách mới lạ, độc đáo mà quý vị chưa từng biết đến. Hãy cùng Nội Thất Anh Vũ tìm hiểm những phong cách thịnh hành nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.
Chương trình ưu đãi nội thất Anh Vũ

1/ Phong cách cổ điển Classicism

Phong cách cổ điển Classicism là phong cách bắt nguồn từ sau thời kỳ phục hưng Châu Âu, ảnh hưởng bởi kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại. Nhằm nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỷ lệ và đều đặn của các chi tiết. Phong cách này thường được sử dụng cho giới quý tộc, thượng lưu.

Phong cách cổ điển Classicism: Phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Phong cách thiết kế nội thất Classicism cho quý tộc

Đặc điểm của phong cách Classicism:
  • Đường nét cổ kính, phong cách trang trí mang dáng dấp của những thập kỷ trước.
  • Hình khối kiến trúc khỏe khoắn, rành mạch rõ ràng và vô cùng tinh xảo.
  • Thiết kế phòng cao, thoáng, rộng với những bức tường dày, cửa sổ rộng.
  • Chất liệu: gỗ, mây tre, thảm tranh, kính, đèn chùm, đá hoa cương,..
  • Ánh sáng: Phần lớn là tự nhiên. Ánh đèn nhân tạo chủ yếu từ đèn chùm và nến.
Phong cách thiết kế nội thất Classicism đề cao tính hình thức, tượng trưng, tập trung nghiên cứu về hình hơn là về ý nghĩa. Những chi tiết trang trí tỉ mỉ đều được làm thủ công và được lấy cảm hứng từ kỷ hà, cỏ cây hoa là…Tất cả đều được đồng bộ về phong cách.

2/ Phong cách nội thất đương đại Contemporary 

Phong cách Contemporary là phong cách xuất phát từ quan niệm sống hiện tại (đương đại) mà không suy tư tới quá khứ và tươi lai. Thiết kế mạnh mẽ, với bề mặt phẳng tự nhiên, phá vỡ các nguyên tắc thiết kế xưa cũ.

Phong cách thiết kế nội thất Contemporary
Phong cách thiết kế nội thất Contemporary: Tập trung vào cuộc sống hiện tại

Đặc điểm của phong cách Contemporary:
  • Các đường nét là những đường nét đơn giản, mềm mại và bề mặt trơn.
  • Sử dụng trần cao, cửa sổ lớn đụng trần và không gian mở trong kiến trúc để tạo những khối hình học trong trang trí.
  • Gam màu trung tính nhưng vẫn pha trộn màu nổi. Thường được làm nổi bật và nhấn mạnh với màu sáng và táo bạo.
  • Sử dụng nhiều ánh sáng tự nhiên. Bỏ qua sự dư thừa không cần thiết.
Đánh giá: Đơn giản phảng phất một chút phức tạp. Sự kết hợp vật liệu, công nghệ mới và mẫu mã hình khối để tạo nên những không gian mới lạ.

3/ Phong cách thiết kế Modernism hiện đại

Kiến trúc hiện đại Modernism là một trong những phong cách được các gia chủ ngày nay thích thú bởi sự đơn giản nhưng lại vô cùng tinh tế, sang trọng. Modernism là lựa chọn tối ưu của các gia đình sở hữu diện tích không gian nhỏ, vì nó đem đến cảm giác không gian được mở rộng.

Phong cách Modernism hiện đại
Phong cách Modernism thích hợp cho những căn hộ chung cư hiện đại

Đặc điểm của phong cách Modernism: 
  • Modernism sử dụng những gam màu trung tính (trắng, be, nâu, đen). Phối màu theo tông giúp nhấn mạnh vào những khối hình và đường nét của đồ nội thất.
  • Những đường thẳng và hình khối mạnh mẽ, không nhiều chi tiết, hoa văn rườm rà.
  • Vật liệu mang tính hiện đại riêng biệt: Kính dùng cho bàn trà và các vách ngăn. Vật liệu bóng, trắng, Crom, thép và nhôm, inox bóng hoặc mờ.
  • Ánh sáng được lấy từ những hốc tường hoặc khe của các vật có định để chiếu sáng tường, tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Phong cách Modernism phù hợp với không gian chung cư hiện đại. Những đồ nội thất sắp xếp gọn gàng sẽ giúp tối đa không gian, đề cao công năng và tạo cảm giác rộng rãi cho căn phòng.

4/ Phong cách HiTech: Xu thế nội thất của tương lai

Phong cách HiTech là viết tắt của High Technology. HiTech sử dụng các thiết bị công nghệ cao hoặc những vật liệu kỹ thuật hiện đại vào việc thiết kế nhà ở. Phong cách này hướng tới sự tối giản, đề cao công năng, đáp ứng đầy đủ và dễ dàng nhất cho người sử dụng. 

Phong cách thiết kế nội thất Hitech
Hitech – Đề cao sự tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống

Đặc điểm của phong cách Hitech:
  • Màu sắc chủ đạo của phong cách nội thất Hitech là trắng, xám và đen. Thường sử dụng những gam màu đơn giản và đối lập.
  • Nhiều đường nét, hệ thống đèn chiếu sáng thông minh tạo nên vẻ đẹp mang đậm tính công nghệ.
  • Những vật liệu thường sử dụng trong phong cách này là: kính, kim loại, đá, các vật liệu nhân tạo,…
  • Đặc điểm của phong cách Hitech là hình dáng phẳng, thẳng, thể hiện được sự mạnh mẽ.
Hitech nhấn mạnh đến yếu tố kỹ thuật hiện đại và một hiệu ứng ánh sáng rực rỡ. Là mẫu mực cao nhất của các trường phái hậu hiện đại phù hợp với những công trình năng động. Mang công nghệ hiện đại vào trong nội thất tương lai.

5/ Phong cách Art & Crafts

Phong cách Art & Crafts là phong cách thiết kế nội thất nhấn mạnh vào các nguyên liệu tự nhiên chủ yếu là gỗ. Đặc điểm của phong cách này là sử dụng gỗ và các đồ handmade dệt may với màu sắc và mẫu phong phú.

Phong cách Art & Crafts: Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ
Vật liệu chủ yếu là gỗ và các đồ handmade

Đặc điểm chính của phong cách này chính là:
  • Đồ dùng chính trong nhà được làm từ gỗ, sử dụng những đồ thủ công hay dệt may được đan tay.
  • Màu sắc và mẫu mã phong phú đa dạng.
  • Nguồn ánh sáng tự nhiên là vô cùng quan trọng trong phong cách này. 
  • Đồ nội thất trong nhà thường có dạng hình vuông, hình chữ nhật và octagons. 
  • Ghế sofa và ghế thường được kết hợp với cánh tay gỗ và đệm tạo sự thoải mái.
Phong cách Art & Crafts khá linh hoạt, đơn giản. Khi dùng phong cách này, chúng ta dễ dàng tạo ra không gian nội thất đặc biệt, mang đậm nét đẹp riêng của gia chủ.

6/ Phong cách Art Deco vương giả thời hiện đại

Phong cách Art Deco hướng đến những đường nét đơn giản, những khối hình học kinh điển trong không gian. Lấy cảm hứng từ chủ nghĩa lập thể, tạo nên phong cách mạnh mẽ, cá tính riêng không trùng lặp. 

Phong cách thiết kế Art Deco
Một mẫu nội thất điển hình cho phong cách thiết kế Art Deco

Đặc điểm cho phong cách thiết kế Art Deco:
  • Sử dụng những đồ nội thất hình cong, gương, phần cứng chrome và kính. 
  • Họa tiết trang trí với số lượng vừa phải trên mặt đứng.
  • Màu sắc: Màu đậm và có tính tương phản cao như: vàng sáng hay retro, màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, hồng pha bạc, đen và các màu ánh kim khác.
  • Chất liệu: Thép không gỉ, thủy tinh hoặc da thú,.. Hoặc những chất liệu đắt tiền như: đá cẩm thạch, gỗ quý, … chúng sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp sa hoa, lộng lẫy cho căn nhà của bạn.
Mách nhỏ: Nếu bạn thích nhẹ nhàng và mềm mại hơn thì màu kem hoặc màu be sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Phong cách thiết kế nội thất Art Deco này mang lại vẻ đẹp sự sang trọng, thanh lịch và tôn lên giá trị riêng của người sử dụng nó. Là những nỗ lực bỏ đi những tàn tích xưa cũ.

7/ Phong cách Art Nouveau: Cảm hứng nghệ thuật hình học

Thiết kế ẩn sau mẫu phong cách Art Nouveau chính là những đường cong nghệ thuật, tinh tế và mềm mại. Phong cách này được lấy cảm hứng từ thiên nhiên với hình ảnh cây cỏ, hoa lá.
Phong cách thiết kế nội thất Art Nouveau
Đặc điểm phong cách Art Nouveau:
  • Đường nét uốn lượn, mang phong thái phóng khoáng phá vỡ những rào cản cũ.
  • Vật liệu: Bạc, hợp kim thiếc, thủy tinh là vật liệu chính.
  • Màu sắc: Thường dùng các màu sắc vui mắt, rực rỡ.
  • Chất liệu của sàn nhà, đồ nội thất hoặc trang trí trên tường được làm từ chất liệu gỗ quý, đá cẩm thạch, thủy tinh, gốm sứ, ….
Phong cách này thường được những Homestay ở Việt Nam áp dụng. Các bạn cũng nên trải nghiệm 1 lần.

8/ Phong cách thiết kế Avant Garde

Thiết kế nội thất phong cách Avant Garde phá bỏ sự cầu kỳ trong trang trí nội thất. Những đường nét mềm mại, không cầu kỳ tạo nên sự nhẹ nhàng, sang trọng, quý tộc.

Phong cách thiết kế Avant Garder
Phong cách Avant Garde phá bỏ sự cầu kỳ nhưng vẫn vô cùng sang trọng

Đặc điểm phong cách Avant Garde
  • Xác định bằng các đường ngang – dọc rõ ràng.
  • Bỏ các chi tiết đơn lẻ, cầu kỳ để tạo sự sang trọng, hoành tráng.
  • Màu sắc phổ biến là các màu đen, trắng, xám, vàng tươi, đỏ,… 
  • Vật liệu: Cẩm thạch, vải nhung, gỗ quý hiếm.
  • Cật dụng như chén bát, lọ hoa, đèn bàn,.. được làm từ chất liệu bạc. 
Phong cách nội thất Avant Garde luôn mang đến cho không gian căn hộ của bạn một không gian tươi mới. Thể hiện được sự tiện nghi và hiện đại để bạn có thể tận hưởng cuộc sống của mình một cách trọn vẹn.

9/ Phong cách nội thất Baroque

Phong cách nội thất baroque được thiết kế bởi những đường nét khoáng đạt, đầy sức sống và cảm xúc theo dòng thời gian. Với họa tiết tinh hoa, đường nét linh hoạt đã khiến cho phong cách này có một sức hút đặc biệt.

Phong cách thiết kế nội thất Baroque
Phong cách nội thất Baroque vô cùng tinh tế

Đặc điểm của phong cách Baroque: 
  • Hình Oval là hình chủ đạo trong phong cách Baroque.
  • Các cột trụ có kích thước lớn và cao, cửa sổ lớn.
  • Màu sắc được sử dụng thường là màu sắc tương đối nhạt, màu trung tính hoặc pastel cho nền. 
  • Những đồ nội thất nên chọn vải màu đỏ, nhung để làm điểm nhấn tạo độ tương phản.
  • Sử dụng ánh sáng một cách mạnh mẽ, hoặc là tương phản sáng tối.
Phong cách này cần phải có một không gian rộng rãi. Nội thất sử dụng ở phong cách này có kích cỡ lớn. Nếu không gian quá hẹp sẽ gây xáo trộn tầm nhìn.

10/ Phong cách thiết kế nội thất Bauhaus

Bauhaus – phong cách thiết kế tối giản, tăng tính ứng dụng cho căn hộ. Phong cách này mang trường phái hiện đại và ý tưởng của chủ nghĩa. Ưu tiên hàng đầu của Bauhaus là tạo ra những mẫu thiết kế đơn giản, gọn nhẹ và tiện lợi.

Phong cách thiết kế nội thất Bauhaus
Phong cách thiết kế nội thất Bauhaus – tối giản và tinh tế

Đặc trưng cơ bản của phong cách Bauhaus:
  • Thiết kế tối giản: giúp tận dụng triệt để và tối ưu hóa không gian để nhà bạn luôn thoáng đãng.
  • Sử dụng các hình khối đơn giản, công năng quyết định hình dáng của đồ nội thất.
  • Chú trọng sự tinh tế: Sử dụng những mảng hay hình khối đơn giản, dễ liên kết hoặc tách biệt độc lập để tạo sự đơn giản.
  • Sự tiện nghi: Thể hiện qua việc đề cao giá trị sử dụng và công năng của nội thất, nhằm mang lại sự hiện đại lẫn tiện nghi cho không gian.
Phong cách Bauhaus đã để lại cho thế giới những công trình kiến trúc nghệ thuật tầm cỡ di sản. Phong cách Bauhaus đã gắn liền với sự phát triển của lịch sử nghệ thuật, kiến trúc trên thế giới.

11/ Phong cách thiết kế nội thất Bazaar cá tính

Phong cách Bazaar là sự kết hợp giữa phong cách VintageRetro nhưng vẫn khẳng định được nét đẹp độc đáo, thu hút riêng của mình. Cách trang trí đa dạng từ những họa tiết nhẹ nhàng, hoa lá mang đặc trưng của kiến trúc Anh – Pháp – Ý. 
Phong cách thiết kế nội thất Bazzar
Đặc điểm của phong cách Bazaar:
  • Màu sắc tươi trẻ: nhẹ nhàng, trung tính, lãng mạn kết hợp cỏ cây hoa lá.
  • Phong cách Bazaar không giới hạn về chất liệu đồ nội thất. Nhưng chất liệu đặc trưng vẫn là da bò cho dòng cao cấp hay vải, nỉ cho dòng giá tầm trung.
Mách nhỏ: Bazaar rất thích hợp với nữ giới, người ưa sự lãng mạn.
Phong cách thiết kế Bazaar còn khá mới mẻ trong kiến trúc Việt. Giống như Bohemian, Bazaar là một phong cách được tạo ra qua thời gian do sự góp nhặt theo ý gia chủ mà ở đây là những mảng màu sắc vật dụng và đồ trang trí nhẹ nhàng, vui tươi và lãng mạn .

12/ Phong cách Bohemian: Tự do & phóng khoáng

Phong cách Bohemian là sự phá cách trong cách sống. Những ai yêu thích màu sắc rực rỡ, sự tự do, thích ngao du thì đây là một phong cách hết sức phù hợp. 

Phong cách thiết kế nội thất Bohemian
Phong cách thiết kế nội thất Bohemian: Tự do & phóng khoáng

Đặc điểm nổi bật:
  • Thể hiện sự tự do, phá cách trong cách trang trí nội thất.
  • Vật liệu: Chủ yếu là đồ đan, thêu với màu sắc rực rỡ.
  • Màu sắc: Rực rỡ đan xen tone nóng mang tính hoang dại, quyến rũ và tự do.
  • Những bức tranh treo tường, khăn choàng tua dua, giường cổ…là đồ dùng tiêu biểu cho phong cách Bohemian.
Mách nhỏ: Đồ phụ kiện sẽ làm đa dạng hóa và cầu kỳ hóa phong cách này.
Đưa thiên nhiên vào trong ngôi nhà cũng là điểm đáng chú ý của phong cách này. Những loại cây hoang dã đến những loại cây như xương rồng, hoa đá, sen đá sẽ góp phần tạo nên không gian đầy sức sống, gần gũi với thiên nhiên.

13/ Brutalism – mang sự ấm áp gần gũi

Brutalism là phong cách thiết kế bắt nguồn từ phương Tây, thuộc trào lưu kiến trúc hiện đại với tuổi đời ít hơn nhiều so với các phong cách thiết kế nội thất khác. Phong cách này mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa thô mộc với điểm nhấn là các chi tiết thiết kế mang lại vẻ đẹp thiên nhiên, tạo sự kết hợp cân bằng và hài hòa.
Phong cách thiết kế nội thất Brutalism
Đặc trưng tiêu biểu của phong cách thiết kế nội thất:
  • Vật liệu: bê tông, đá, kính, thép, đồng để làm nội thất. Các loại vải bố, linen, len, vải dệt thô sẽ tạo sự dân dã, bình dị.
  • Màu sắc: màu nâu xám vỏ cây, màu xanh của gạch đá. Những tông màu tông màu trung tính thể hiện những nét thô mộc, tự nhiên.
  • Bố cục không gian rõ ràng, khoa học, vuông vắn và đầy đủ, đem đến sự tiện nghi và nâng cao giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ cho căn nhà.
  • Phong cách Brutalism luôn dùng các hình khối với các đường nét dạng hình học.
  • Trang trí tự do nhưng lại hoàn hảo hài hòa đến từng chi tiết.
  • Những đường nét được đưa vào thiết kế như một cách tôn vinh sự không hoàn hảo của những đồ vật làm mềm các đường nét cứng nhắc, thô mộc.
Brutalism là phong cách thô mộc nhưng lại có sự khác biệt riêng. Sự thô bạo đó lại có nét đẹp riêng, hoàn hảo từ những gì tự nhiên và thân thuộc nhất.

14/ Phong cách Colour Block 

Phong cách Colour Block là một xu hướng thiết kế áp dụng quy tắc kết hợp từ hai đến nhiều khối màu với nhau trong cùng một không gian nội thất hoặc trên cùng một trang thiết bị nội thất. 

Phong cách thiết kế nội thất Color Block
Phong cách Colour Block: Không một gam màu nào bị mờ nhạt

Đặc điểm chính của phong cách Colour Block:
  • Các khối hình họa với nhiều màu sắc khác nhau tạo ra những nhóm màu sặc sỡ tương phản nhau. 
  • Bằng sự kết hợp thông minh giữa các phụ kiện như: chăn, ga, rèm cửa,.. bạn sẽ có được một tác phẩm nghệ thuật theo phong cách Colour Block.
  • Không gian phòng khách luôn ưu tiên chọn những tone màu sáng như vàng chanh, xanh nõn chuối, nâu, …
  • Phòng ngủ thì bạn nên chọn những tone màu ấm áp và ngọt ngào như hồng, đỏ, tím.
  • Phòng ăn nên sử dụng màu xanh hoặc cam.
  • Những khối màu đối nghịch nhau cũng chỉ nên áp dụng cho các bức tường màu trung tính (màu đặc, sáng và dễ chịu cho mắt). 
Lưu ý: Nên chọn các gam màu tương phản tránh gây chóe hoặc làm mờ nhạt tông màu khác.
Colour Block đang dần trở thành xu hướng thiết kế nội thất tạo nên những không gian tươi trẻ, hiện đại và thời trang.

15/ Phong cách thiết kế De stijl

Phong cách thiết kế nội thất De Stijl là một phong trào nghệ thuật song hành với trường phái cấu trúc tại Nga và phong trào trừu tượng khác. De Stijl ra đời với sứ mệnh cách tân nền nghệ thuật Hà Lan vào đầu thế kỷ 20 và tạo ra những chuẩn mực mới. Phong cách này đi ngược lại với rối rắm, cường điệu của các trường phái nghệ thuật khác như Art Deco, Art NouveauArts & Crafts.

Phong cách thiết kế nội thất De Stijl
Phong cách thiết kế nội thất De Stijl chỉ dựa trên 3 màu: Vàng, đỏ, xanh

Đặc trưng của phong cách De Stijl:
  • Sử dụng những đường thẳng đen ngang dọc làm nền tảng.
  • Chỉ sử dụng màu cơ bản (vàng, xanh, đỏ) làm màu chủ đạo – các màu đen, trắng, xám làm màu nền cho màu chủ đạo.
  • Ưa chuộng không gian mở, không gian đa chức năng, không gian mang tính ước lệ.
  • Chú trọng đến sự chính xác và hòa hợp.
  • Tạo nên không gian tươi trẻ, sáng tạo, có kiểu dáng thanh thoát, đa dạng và hết sức độc đạo.
  • Phong cách này dùng những mảng khối, hình dáng hình học, đặt cách tân hình khối lên đầu.
Phong cách De Stijl ngày nay vẫn được ứng dụng trong ngành kiến trúc, nội thất để tạo ra một không gian sống tươi trẻ, hài hòa và duyên dáng.

16/ Phong cách tạo hình Expressionism

Phong cách Expressionism thể hiện cách phản đối sự xơ cứng của những nguyên tắc cổ điển về nghệ thuật. Phong cách này nhanh chóng được ủng hộ và lan nhanh sang các lĩnh vực khác như kiến trúc, nhạc kịch, phim ảnh và tất nhiên là cả lĩnh vực nội thất.

Phong cách thiết kế nội thất Expressionnism
Không gian của những hình khối đa giác

Đặc điểm riêng biệt của phong cách Expressionism:
  • Hình thức là vấn đề tiên quyết sau đó mới đến công năng.
  • Những thiết kế hình khối và đường nét gây cảm giác mạnh cho người đối diện bằng các góc nhọn và sự pha trộn.
  • Sự pha trộn sắc màu, nhưng không làm chúng tương phản để tạo điểm nhấn cho không gian .
  • Ý tưởng của phong cách này mang đậm tính trừu tượng, nghệ thuật.
  • Những màu tương phản như: Tím – vàng, xanh – đỏ, trắng – đen, xanh – nâu, … sẽ giúp bạn cảm nhận rõ ràng sự tươi trẻ, sống động những vẫn rất phá cách.
  • Phong cách này chú trọng sự tiện nghi, sự hữu dụng hay tính tiện lợi cho người sử dụng như nhiều phong cách khác, đề cao tính thẩm mỹ.
Phong cách thiết kế nội thất Expressionism miêu tả rõ về nét đẹp độc lạ và sáng tạo. Đây là một trong những hình thức nghệ thuật trá hình đỉnh cao. Dễ áp dụng thực tế vừa vẫn phủ lên không gian những cá tính riêng biệt và sự ấn tượng độc đáo.

17/ Phong cách Funky – Thẩm mỹ ấn tượng

Phong cách Funky có nghĩa là sôi nổi. Sử dụng những họa tiết, đồ vật, màu sắc năng động để tạo ra không gian sống động, cá tính.
Phong cách thiết kế nội thất Funky
Đặc điểm của Funky:
  • Không ràng buộc, không luật lệ, trang trí một cách ngẫu nhiên và phá cách.
  • Mang lại sự thu hút, hiếu kỳ. Không gian Funky như là một nơi để bắt đầu câu chuyện, thêm chút tươi mới, năng động và thể hiện được sự độc đáo của kiến trúc.
  • Funky là phong cách không có sự ràng buộc theo một khuôn khổ nhất định, được trang trí một cách ngẫu nhiên đầy tính mới lạ.
Phong cách Funky được áp dụng cho nhiều công trình công cộng. Nếu áp dụng cho nhà ở thì gia chủ phải tiết chế nhiều hơn, giữ lại những đồ nội thất yêu thích của mình để tạo không gian đầy thú vị.

18/ Phong cách Gothic – Vẻ đẹp huyền bí

Phong cách Gothic được thiết kế với vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc theo kiểu vòm nhọn. Có nhiều cửa sổ và kích thước lớn đầy tinh tế, chọn lọc và trau chuốt. Đây là phong cách bắt nguồn từ Pháp, phát triển rực rỡ từ thế kỷ XII – XV.
Phong cách thiết kế nội thất Gothic
Đặc điểm chính trong phong cách Gothic:
  • Tường, trần được bọc gỗ. Tranh vẽ cũng được sử dụng rất nhiều. Khung cửa uốn cong, cửa sổ kình đa sắc.
  • Sàn được ốp gỗ hoặc lát gạch và được trải thảm.
  • Màu sắc: Xanh lá hoặc xanh biển có sắc thái đậm. Màu đất son, màu tím đỏ, vàng cũng được sử dụng.
  • Vật liệu: Nặng nề, cứng cáp và hữu dụng. Có chút hơi hướng của phong cách cổ điển.
  • Tranh ảnh: Tranh vẽ chân dung bằng sơn dầu hoặc khắc gỗ.
  • Kính gương được bọc bằng khung mạ vàng. Có thảm và rèm trang trí.
  • Lò sưởi, vòm, kính màu và dầm trần bằng gỗ chính là dấu ấn của phong cách Gothic.
Phong cách Gothic tạo cảm giác cho ngôi nhà trở thành một cung điện huyền bí và phù hợp với những ngày đông. Phong cách này tôn lên vẻ đẹp cao sang, quyền quý cho ngôi nhà.

19/ Phong cách thiết kế nội thất Hollywood

Phong cách Hollywood sinh ra trong thời kỳ hoàng kim của nền điện ảnh thế giới và mang đến sự quyến rũ, nét hấp dẫn cho không gian nó hiện diện. Ra đời từ những thập niên 30 – 40 của thế kỷ trước nhưng đến nay phong cách này vẫn còn được ưa chuộng bởi vẻ đẹp hoa lệ đầy sức quyến rũ rất riêng của nó.
Phong cách thiết kế nội thất Hollywood
Đặc điểm phong cách Hollywood: 
  • Tông màu đen – trắng là được thể hiện thông qua đường nét tương phản và đặc trưng trên đồ nội thất. Đặc điểm màu tươi sáng, màu ngọt ngào đưa năng lượng vào nơi sống.
  • Hoa văn và đường diềm giúp tôn lên sự xa hoa của phong cách Hollywood. Bạn cần lưu ý đến những đường hoa văn mắt cáo, hình động vật hay xu hướng art deco và họa tiết tân cổ điển.
  • Chất liệu sử dụng trong phong cách này cũng là loại vải thượng hạng. Vải dày, sang chảng tạo nên nét xa hoa cho căn phòng đẳng cấp Hollywood. Đưa hình ảnh và màu sắc những bộ phim thập niên 30 – 40 vào không gian phòng.
Phong cách Hollywood là phong cách được kết hợp từ các phong cách khác nhau. Nhưng phong cách nội thất Hollywood này vẫn giữ và tạo nên một nét đẹp riêng biệt, tính thẩm mỹ được đề cao, đến công năng cũng rất hoàn mỹ.

20/ Phong cách thiết kế nội thất Metallic

Phong cách thiết kế Metallic là phong cách thiết kế những năm 1950 -1970. Phong cách này mang đặc trưng bởi thiết kế chủ yếu từ những nguyên liệu bằng kim loại tạo ra độ bóng cao cho không gian nội thất của nhà bạn.
Phong cách thiết kế nội thất Metallic
Đặc điểm của phong cách Metalic:
  • Nội thất phong cách Metallic đặt nặng việc sử dụng các chất liệu từ kim loại mang tính hiện đại và tính thẩm mỹ cao.
  • Màu sắc chủ yếu là sử dụng những gam màu tối, sẫm mang đến một không gian hiện đại, thanh lịch.
  • Đồ nội thất trong nhà đều được thiết kế với những đường nét đơn giản, hiện đại.
  • Kim loại có độ bóng cao: vàng, bạc, thép không gỉ thường được sử dụng trong phong cách này. 
Phong cách Metallic mang lại cảm giác mạnh mẽ, đồng thời tạo ra một không gian rộng rãi, thông thoáng, sáng bóng từ những vật liệu bằng kim loại. Phong cách này còn có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, mang đến cảm giác an toàn cho người dùng.

21/ Phong cách Midcentury Modern

Phong cách thiết kế nội thất Midcentury Modern ra đời trong giai đoạn 1940 – 1970, hoàn thiện hơn khi kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Phong cách mang lại sự tươi mát, sáng sủa và thân thiện, phản ánh cảm giác lạc quan của thời hậu thế chiến.
Phong cách thiết kế nội thất Midcntury Modern
Yếu tố tạo nên phong cách Midcentury Modern:
  • Đơn giản, dễ dàng xây dựng, hạn chế sử dụng các loại gờ.
  • Tường màu trắng, không gian được tách biệt bằng các vách ngăn.
  • Bàn ghế thiết kế đơn giản, được bố trí tự do, không lệ thuộc vào tính đối xứng.
  • Điểm nhấn cong mềm mại ở các góc tạo ra sự thanh thoát cho không gian.
  • Kết hợp nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam, … đem đến sự thoải mái, phóng khoáng.
Midcentury Modern là sự thoải mái trong việc bố trí, sắp xếp nội thất hay màu sắc.

22/ Phong cách Minimalism trong nội thất

Phong cách Minimalism trong nội thất chú trọng đến việc giảm thiểu tối đa trang trí trong thiết kế nội thất. Phong cách này chú trọng đến những đường nét ẩn chứa bên trong thiết kế. Đường nét đơn giản sẽ tạo nên một không gian thống nhất với tổng thể chặt chẽ.
Phong cách Minimalism trong nội thất
Đặc điểm của phong cách Minimalism:
  • Các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng là yếu tố quan trọng của Minimalism.
  • Hạn chế tối đa các chi tiết trang trí, đồ nội thất.
  • Ánh sáng là yếu tố tạo nên nghệ thuật kiến trúc. Ánh sáng tự nhiên giúp căn phòng được thông thoáng và tự nhiên.
  • Màu sắc trang trí không vượt quá 3 màu nên chọn 1 màu nền, 1 màu chủ đạo, 1 màu là điểm nhấn trung gian.
  • Vật liệu sử dụng trong phong cách này là : gỗ, bê tông, kính, gạch, nhựa.
Phong cách Minimalism phù hợp với những gia chủ yêu thích sự ngăn nắp, tự do, phóng khoáng. Phong cách này được áp dụng trong thiết kế văn phòng để tạo không gian làm việc gọn gàng.

23/ Phong cách nội thất Organic

Phong cách Organic là phong cách chinh phục mọi người bằng những vật liệu sáng tạo, dễ tìm kiếm trên thị trường. Lối thiết kế gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Sau thế kỷ XX thì phong cách này được mở rộng mạnh mẽ và được nhiều gia chủ lựa chọn để thiết kế.
Phong cách thiết kế nội thất Organic
Đặc điểm phong cách nội thất Organic:
  • Phong cách có sự ngẫu hứng, tự do, biến đổi liên tục và nhịp nhàng không theo quy luật.
  • Hình khối: Bất định, thường mang tính hình tượng cao.
  • Màu sắc: Nổi bật, ấn tượng, táo bạo, màu tương phản rực rỡ với màu bậc 1.
  • Vật liệu: Dễ gọt đẽo, trạm trổ, bồi đắp, uốn cong (Gỗ, thạch cao, xi-măng, khung kim loại, vải da…) Mang lại cho không gian vẻ đẹp thiên nhiên, độc đáo.
  • Lấy cảm hứng từ đường nét tự nhiên sẽ tạo ra được sự gần gũi, mộc mạc, đơn sơ.
Những đường cong biến đổi linh hoạt với những kích thước khác nhau của phong cách Organic sẽ tạo nên sự khác biệt. Mang lại cho không gian sự nhẹ nhàng, uyển chuyển và quyến rũ.

24/ Phong cách Pop Art

Phong cách Pop Art là trào lưu nghệ thuật mới ra đời ở Anh  trong thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Mỹ là nơi phát triển rực rỡ nhất.
Phong cách thiết kế nội thất Pop Art
Đặc điểm phong cách Pop Art :
  • Nét đặc trưng của Pop Art chính là màu sắc. Một không gian luôn tươi mới, sinh động và có chiều hướng vận động tích cực.
  • Pop Art còn là sự nổi loạn ở việc sử dụng ánh sáng mang tính đa chiều. Sự biến đổi mạnh mẽ của ánh sáng nhưng vẫn thể hiện rõ nét sự mạnh mẽ, táo bạo pha lẫn nét quyến rũ và lãng mạn.
  • Không gian thiết kế càng trở nên ấn tượng hơn với cách tận dụng hình khối của phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất.
Ngay từ cái tên đã bộc lộ đủ độ sự phá cách và bùng nổ vì thế trong kiến trúc và nội thất, Pop Art như là một làn gió mới mang lại sự tươi trẻ, năng động, táo bạo và phá cách cho ngôi nhà.

25/ Phong cách Postmodernism

Phong cách Postmodernism là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một phong trào nghệ thuật trong những năm 1980. Có thể hiểu đây là phong cách hậu hiện đại. Nó được cho là mâu thuẫn trong một số khía cạnh với chủ nghĩa hiện đại và không được phát triển rộng rãi cũng như ứng dụng phổ biến trong các thiết kế nội thất đương đại.
Phong cách thiết kế nội thất Postmodernism
Đặc điểm của phong cách Postmodernism:
  • Không còn đề cao sự gắn bó giữa hình dáng với công năng.
  • Thay vì hướng đến chiều sâu, Postmodernism thể hiện bề nổi đơn thuần với những đường nét, màu sắc ấn tượng.
  • Thể hiện sự dân dã và hào nhoáng, đề cao tính cá thể và sự đa dạng rực rỡ của màu sắc, đối lập với tính đơn điệu về hình thức của phong cách hiện đại.
  • Một phong cách thiết kế mang tính nghệ thuật bởi không còn đề cao sự gắn bó mật thiết giữa hình dáng và công năng.
Phong cách thiết kế kiến trúc nội thất Postmodernism thể hiện nét tự do, phóng khoáng đồng thời thường chọn nhiều hình học ấn tượng.

26/ Nội thất phong cách hoàng gia Queen Anne

Nội thất phong cách hoàng gia Queen Anne là phong cách thiết kế nội thất được xuất hiện, công nhận và phát triển trong thời đại cai trị của nữ hoàng Anne. Phong cách này là biểu tượng của sự giàu có, cao sang, chỉ dành cho tầng lớp hoàng gia quý tộc. Đem đến sự mới mẻ, sang trọng, tiện nghi cho gia chủ.
Nội thất phong cách hoàng gia Queen Anne
Đặc điểm phong cách hoàng gia Queen Anne: 
  • Phòng được ốp gỗ sồi hoặc gỗ thông phủ sáp tông màu ám nâu, xám hoặc trắng nhờ.
  • Sàn nhà bằng gỗ được phủ thảm phương Đông, thảm nhung có hoa văn. Những ngôi nhà lớn, sàn đá cẩm thạch được sử dụng ưa chuộng hơn.
  • Lò sưởi bằng đá cẩm thạch hay gỗ Giờ có thể thay bằng bếp điện.
  • Đồ nội thất: đèn chùm, bàn trà, ghế sofa,… lộng lẫy theo kiểu nội thất cung điện hoàng gia.
  • Những đường nét thiết kế trong phong cách này không quá cầu kỳ, tỉ mỉ mà đề cao giá trị sử dụng của những món nội thất.
  • Giường ngủ được làm hoàn toàn bằng gỗ với màu sắc điển hình là màu nâu đậm thể hiện sự quyền quý, là điểm nhấn mạnh mẽ trong gian phòng của bạn.
  • Những bộ bàn ăn được thiết kế vô cùng đẹp mắt với ghế ngồi có những đường cong mềm mại, uyển chuyển, kiểu dáng cao thanh lịch, cuốn hút.
Sự tinh tế, sang trọng, mang phong cách hoàng gia, quý phái và nữ tính là những điều mà chúng ta có thể nói về phong cách thiết kế nội thất Queen Anne

27/ Phong cách Renaissance

Phong cách Renaissance ra đời trước phong cách thiết kế Baroque và sau phong cách Gothic, phong cách thiết kế Renaissance – Phục Hưng nhằm mang đến cho con người những cái tôi cứng nhắc từ Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, thời kỳ Phục Hưng đã thu hút của cải và quyền lực của các triều đình Ý.
Phong cách thiết kế nội thất Renaissance
Đặc điểm Phong cách Renaissance:
  • Renaissance nhấn mạnh đến các nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài hòa.
  • Về nguyên tắc, có thể phân biệt phong cách nội thất Renaissance thành hai xu hướng khác nhau. Đó là xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc và xu hướng hồi sinh dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự thời Trung cổ.
  • Đặc trưng của phong cách này mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo. 
  • Sử dụng nhiều vòm, cung tròn, elip, bán cầu, tường tô nhám cũng như dùng nhiều đá, kim loại, khung tranh treo tường đẹp để trang trí.
  • Điểm nhấn của kiến trúc Phục hưng là không sử dụng những yếu tố hình học phức tạp như thời trung cổ mà thiên về các hình học cơ bản như hình tròn và hình vuông.
Sự hoành tráng trong kiến trúc của phong cách Renaissance thường được dùng cho thiết kế nội thất biệt thự hay các công trình lớn nhiều hơn.

28/ Phong cách nội thất Retro

Phong cách retro là phong cách khá ưa chuộng vào những năm 50 – 70 của thế kỷ trước. Chính vẻ bề ngoài phong phú, tạo được sức hút mê mẩn. Đây chính là phong cách mang đậm chất hoài cổ nhưng đồng thời vẫn mang vẻ đẹp hiện đại vào trong đó.
Phong cách thiết kế nội thất Retro
Đặc trưng của Phong cách Retro:
  • Thể hiện sự chịu chơi, sành điệu theo lối hoài cổ.
  • Tone màu: Gam màu đậm, rực sáng như xanh lam đậm, đỏ đô,… thể hiện sự cá tính và mạnh mẽ.
    • Phong cách Retro những năm 60: sử dụng gam màu tươi sáng, rực rỡ và kết hợp một cách táo bạo, đầy ngẫu hứng.
    • Phong cách Retro những năm 70: với sự ảnh hưởng từ phong cách hippie sử dụng màu sắc trung tính nhiều hơn.
  • Vật dụng: Chủ đạo là tranh ảnh. Đồ nội thất được bọc do, nhung, đá ốp…
  • Đa phần các bức tường trong căn phòng Retro sẽ sử dụng những gam màu Pastel kết hợp với trắng ngà.
  • Ánh sáng là sự kết hợp hài hòa từ trần đến tường, sàn sẽ giúp cái chất của không gian tăng lên.
Phong cách Retro chính là biểu trưng của sự hoài cổ đẹp xinh, cuốn hút và dịu dàng. Đây là phong cách tượng trưng cho sự đơn giản, chân thành nhưng lại toát lên sự hiện đại, quyến rũ trong đời sống ngày nay

29/ Phong cách thiết kế nội thất Romanticism

Phong cách Romanticism là nền tảng của triết học lãng mạn. Nhận thức này đã giúp con người hiểu được điều kiện của xã hội. Phong cách này sẽ mang đến một cảm giác thoải mái, dễ chịu với những đường nét mềm mại quyến rũ đầy nữ tính.
Phong cách thiết kế nội thất Romanticsim
Đặc điểm phong cách Romanticism: 
  • Đồ đạc được sử dụng khá cầu kỳ về chi tiết chứ không thiên về tính đơn giản như phòng khách hiện đại. 
  • Sử dụng những gam màu nhẹ nhàng: đỏ nhạt, hồng nhạt, màu kem…
  • Chất liệu vải vóc được sử dụng là những loại vải mỏng kết hợp những họa tiết hoa màu nhã và nhẹ nhàng.
  • Phòng ngủ thường được sử dụng những tông màu nhẹ nhàng, lôi cuốn như màu kem, màu hồng, màu trắng,…
  • Ánh sáng nhẹ nhàng từ chiếc đèn ngủkết hợp màn chùm tạo ra không gian lãng mạn cho cuộc sống.
  • Những bàn ăn theo phong cách romanticism thường mang vẻ nữ tính, quyến rũ với những đường nét sắc sảo, cầu kỳ và tinh tế.
Một thiết kế nội thất đẹp không chỉ làm gia tăng giá trị thẩm mỹ cho căn hộ của bạn mà nó còn giúp gắn kết tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong nội thất là một điểm nhấn ấn tượng nhưng lại mang đậm chất lãng mạn, điệu đà cho căn phòng.

30/ Phong cách thiết kế Shabby Chic

Phong cách Shabby Chic là thiết kế nội thất theo phong cách Vintage kiểu Anh với nhiều đồ đạc cũ kỹ, sáng màu và có chút dáng vẻ nhuốm màu thời gian. Phong cách này bắt nguồn từ những ngôi nhà tại đồng quê nước Anh. Shabby Chic đem lại một không gian thanh lịch, trang nhã mà rất tự nhiên.
Phong cách thiết kế nội thất Shabby Chic
Đặc điểm phong cách Shabby Chic
  • Sử dụng những đồ nội thất cũ kỹ “độc nhất” vải vóc, tranh ảnh, bàn ghế hướng tới sự thư giãn trong cuộc sống.
  • Phòng khách theo phong cách Shabby Chic thường có tâm điểm là một sofa lớn bọc vải với những món đồ đã qua sử dụng hay được làm giả Vintage.
  • Màu sắc đặc trưng: Trắng, hồng phớt, xanh lá nhạt, tông màu xám hoặc trung tính.
  • Những vật dụng mới cũng được sử dụng nếu nó được làm trông có vẻ hoài cổ.
  • Vì phong cách này gắn liền với tái chế đồ nội thất cũ, nên đây là phong cách thiết kế nội thất khá tiết kiệm cho người sử dụng khi túi tiền hạn hẹp.
Shabby Chic hướng tới sự thư giãn, hài hòa và gắn bó giữa bạn với không gian sống. Đồng thời cũng tràn đầy cảm hứng sáng tạo và độc nhất khiến chúng như một bộ sưu tập của thời gian vậy. Đây cũng là phong cách nội thất khá tiết kiệm cho gia chủ.

31/ Phong cách nội thất Streamlining

Phong cách Streamlining phát triển từ phong cách Art Deco trong khoảng thời gian những năm 1930, được xem là phong cách nằm trong chủ nghĩa hình thức (styling). Phong cách này nhấn mạnh những đường cong uốn lượn, những đường ngang dài và những hình dạng tự như sóng biển.
Phong cách thiết kế nội thất Streamlining
Đặc điểm Phong cách Streamlining: 
  • Vật liệu: Gỗ ép, nhựa và các tấm kim loại dễ tạo hình.
  • Đường nét: Nhấn mạnh phân vị ngang bo tròn các cạnh, các góc, tường gạch kính.
  • Màu sắc: Chủ yếu sử dụng màu tự nhiên như màu đất, màu be, trắng sữa, sử dụng các màu tối và màu kim loại cho các đường bo góc.
  • Khối: Có dáng thon, nhọn ở đầu để giảm sức cản của không khí.
  • Mảng cong uốn lượn theo hình dáng của khí động học tạo nên sự hài hòa, thống nhất giữa các đồ đạc nội thất lại với nhau. 
Với thiết kế và màu sắc của phong cách nội thất Streamlining không tạo nên nét đẹp nguy nga, tráng lệ mà lại tạo nên vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo. Chúng ta thấy được nét quyến rũ vĩnh cửu của thiên nhiên và không bị nhàm chán, lỗi mốt.

32/ Phong cách Thụy Điển Swedish

Swedish là phong cách thiết kế cổ điển của vùng Thụy Điển, một vùng đất hoặc rất lạnh giá hoặc có mặt trời lúc nửa đêm. Swedish Style trở thành 1 phong cách mang tính hiện đại, đơn giản, sang trọng và rất thực dụng.
Phong cách thiết kế nội thất Swedish
Đặc điểm của phong cách Swedish: 
  • Tường, sàn, trang trí và đồ nội thất được sơn hoặc nhuộm màu theo tông màu nhạt của màu trắng kem, màu vàng, mềm mại, hồng nhạt, xanh lá cây mềm và màu xám. Những bề mặt này được nhấn với vàng và đỏ.
  • Chỗ ngồi là những băng ghế thiết kế đơn giản, tinh tế. Đệm và êm cho cái nhìn mềm mại. Một chiếc ghế sofa phong cách đặc trưng của Thụy Điển có khung bằng gỗ và tinh tế, chân chạm khắc những đường cong độc đáo.
  • Tranh ảnh được sử dụng trong Swedish style thường được trang trí nhiều màu trên nền trắng hoặc in rất nhiều hoa nhỏ….
Phong cách Swedish kết hợp sự sang trọng tinh tế với một cái nhìn cổ điển ngẫu nhiên tạo ra sức hút hoàn toàn tươi mới và sạch sẽ. Chúng cũng mang vẻ tươi mới, dịu dàng, phù hợp với thị hiếu của những người dân Việt, giúp gắn kết tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia đình.

33/ Phong cách thiết kế nội thất Vintage 

Phong cách Vintage được hình thành từ giữ thế kỷ 20, là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai phong cách cổ điển và hiện đại. Nó gợi lại thời kỳ những năm 1950 đến 1980, tái hiện một phần cuộc sống trong quá khứ của chúng ta.
Phong cách thiết kế nội thất Vintage
Đặc điểm Phong cách Vintage:
  • Màu sắc rèm cửa, cách trang trí tường, họa tiết hoa văn lựa chọn cũng vô cùng độc đáo và sự kết hợp này chắc chắn không cho bạn cảm giác nhàm chán cũ kĩ.
  • Đẳng cấp của phong cách Vintage không phải là phong cách được đắp lên mình những đồ nội thất đắt tiền –xa hoa mà đẳng cấp của phong cách này là luôn tạo được những dấu ấn riêng.
  • Màu sắc theo phong cách Vintage mang hơi hướng hoài cổ, thường là các màu trầm. Vintage chính thống thường sử dụng sắc trắng chủ đạo xuyên suốt căn phòng.
  • Những đồ vật trang trí mang tính “hoài cổ” là đặc điểm riêng của phong cách Vintage. 
Phong cách Vintage là sự pha trộn giữa phong cách cổ điển và hiện đại hay nói đơn giản, Vintage là sự kết hợp giữa những yếu tố cổ điển của thập niên cũ với phong cách hiện đại mang tính hoài cổ nhằm đưa tới một không gian sống toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình dị và mang đậm dấu ấn thời gian.

34/ Phong cách Bắc Âu Scandinavian

Phong cách Scandinavian khá thịnh ở Việt Nam. Xuất hiện vào thập niên 1950 nhu một xu thế hiện đại, với màu sắc nhẹ nhàng, sáng, trắng Scandinavian đạ tạo được dấu ấn rất riêng trong lòng của những người yêu thích sự tinh tế, quyến rũ.
Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian
Đặc điểm của phong cách Scandinavian:
  • Tối ưu ánh sáng bằng cách sử dụng những mảng màu trắng (Tối ưu ánh sáng trong nội thất).
  • Có những điểm đã trở thành quy chuẩn:
    • Các băng ghế thường có chân ghế cao.
    • Những tấm vải đan thô, thảm có hoa văn, những chiếc kệ bằng sắt đơn giản mà đẹp.
    • Có những chổ như bị xáo trộn một cách cố tình nhưng lại rất tự nhiên.
    • Cảm giác có gì đó dang dở nhưng lại rất sang trọng tinh tế.
  • Scandinavian có sự đồng bộ giữa tất cả đồ nội thất và bền bỉ với thời gian.
Thiết kế chung cư theo phong cách Scandinavia
Phong cách Scandinavian đề cao tính công năng, hạn chế cồng kềnh, sử dụng vật liệu có sẵn và rất dễ làm nên tiết kiệm được chi phí cho gia chủ.
Các bạn vừa xem qua 34 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất trên thế giới. Hãy cho chúng tôi biết những phong cách mới bằng cách comment vào phía cuối bài viết nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của nội thất Anh Vũ.
Nếu quý vị đang có nhu cầu Thiết kế & Thi công nội thất căn hộ của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nội thất Anh Vũ sẵn sàng "Nâng tầm" cuộc sống của quý vị với mức phí thiết kế là 0 đồng tại đây : https://www.noithatanhvu.com.vn/thiet-ke/thiet-ke-noi-that-chung-cu
Báo giá tư vấn thiết kế của nội thất Anh Vũ
ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ
[contact-form-7]
  • * Mọi chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

    Công ty CP TM & SX Nội Thất Anh Vũ
    Showroom: Anh Vũ Building, 18 ngõ 36 đường Cổ Linh, Tư Đình, Long Biên, Hà Nội
    Xưởng sản xuất 1: Số 2 Ngõ 167 Gia Quất, Long Biên, Hà Nội
    Xưởng sản xuất 2: Ngõ 70 Thạch Cầu, Long Biên, Hà Nội
    Hotline0903 359 868 | +84 24 2245 8555
    Email: thietke.anhvu@gmail.com | ketoan.anhvu@gmail.com
    Website: https://www.noithatanhvu.com.vn
Bài viết đang theo dõi:
Bài viết được gắn thẻ:
  • phong cách thiết kế nội thất
  • các phong cách thiết kế nội thất
  • phong cách nội thất đương đại
  • phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Nguồn bài viết: 34 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất trên thế giới


source https://www.noithatanhvu.com.vn/phong-cach-thiet-ke-noi-that.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Mẫu thiết kế phòng ngủ bé gái ĐẸP, MỘNG MƠ

​Top 7 thiết kế nội thất căn hộ 100m2 đẹp mê ly

Danh sách link thiết kế nội thất chung cư của nội thất Anh Vũ